Càng ngày càng có nhiều hơn những câu chuyện dở khóc, dở cười từ những bất cập trong quản lý tên miền thương hiệu gây đau đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam từ lớn đến nhỏ.
Điển hình như câu chuyện tên miền quốc tế của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ hãng cà phê Trung Nguyên, một trong những hãng cà phên danh tiếng hàng đầu của Việt Nam. Ông Vũ cho biết ông đang chuẩn bị cho cuộc chiến pháp lý với một doanh nghiệp Trung Quốc để bảo vệ nhãn hiệu cà phê G7 của ông ở Trung Quốc. Tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên Trung Nguyên gặp rắc rối trong việc bảo vệ tên miền mang thương hiệu độc quyền này. Cách đây gần 10 năm, Trung Nguyên đã từng vướng phải nhiều khó khăn về tên miền của công ty ở Mỹ, sau đó thì đến ở Úc. Không dừng lại ở đó, Trung Nguyên còn liên tục nhận được những lời đề nghị bán lại tên miền www.trungnguyen.com và các đuôi tên miền khác từ các tổ chức hay các quốc gia khác.
Tên miền – Bài toán nan giải cho các doanh nghiệp Việt Nam
Không chỉ có những doanh nghiệp có danh tiếng thế giới phải đố mặt với cuộc chiến tên miền mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cũng vài phen lao đao với bài học tên miền. Công ty tư vấn Leftbrain Connector là một ví dụ khá rõ ràng cho tình trạng đầu cơ và tích lũy tên miền nhằm mục đích kiếm lời từ các doanh nghiệp. Ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch công ty cho biết ông vừa nhận được lời đề nghị mua lại tên miền có đuôi .cn từ một công ty ở Trung Quốc. Trước đây ông chỉ đăng ký sở hữu hai tên miền, một ở Việt Nam có đuôi .vn, một cho toàn cầu có đuôi .com cho công ty của mình. Vì không nghĩ đến chuyện mở rộng hoạt động của công ty đến các nước trên thế giới nên ông chưa hình dung được tầm quan trong của việc đăng ký tên miền cho doanh nghiệp để tránh những tranh chấp về sau
Cuộc chiến về tên miền vẫn chưa thể chấm dứt, mà trái lại còn căng thẳng hơn vì số lượng doanh nghiệp Việt Nam gặp rắc rối từ việc quản lý tên miền đang có xu hướng gia tăng. Từ câu chuyện bài học của cà phê Trung Nguyên về việc tên miền bị một Việt kiều đăng ký trước ở Mỹ vẫn luôn là một đề tài được quan tâm sôi nổi. Không chỉ ở Mỹ mà tại nhiều quốc gia khác cũng đang đối mặt với những tay buôn chuyên đánh giá, dự báo khả năng phát triển của một số doanh nghiệp ở các nước và tiến hành đăng ký trước tên miền quốc tế của các doanh nghiệp này với mục đích sau đó sẽ bán lại để kiếm lời.
Trong thời gian gần đây cũng phát sinh một số trường hợp tranh chấp tên miền ngay tại thị trường trong nước và những doanh nghiệp bị thiệt hại phải nhờ đến sự phân xử của cơ quan sở ngành. Nhưng theo những quy định về quản lý tên miền hiện của tố chức tên miền quốc tế thì vẫn theo quy luật “ai đăng ký trước sẽ được cấp trước”.
Giá trị thực của một tên miền
Tuy mới phát triển và phổ biến trong thời gian gần đây nhưng thị trường mua bán tên miền ở Việt Nam cũng không kém phần sôi động so với quốc tế, đặc biệt là sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 189/2010/TT-BTC ngày 24-11-2010 về việc điều chỉnh phí, lệ phí đăng ký, duy trì tên miền. Từ ngày 1-1-2011, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chính thức triển khai việc cấp tự do, miễn phí tên miền tiếng Việt thì việc đăng ký và duy trì một tên miền không mất quá nhiều tiền nhưng những người đầu tư tên miền lại có cơ hội nâng giá cho tên miền lên mức triệu đô-la Mỹ. Do đó, những tên miền hay, đẹp, dễ nhớ hay tên miền mang thương hiệu của một số doanh nghiệp lớn thậm chí là vừa và nhỏ cũng được mua trước và có tên trong những danh sách chào bán tên miền rất phổ biến trên mạng.
VNNIC cho biết hiện nay, các cá nhân hay tổ chức có thể đăng ký tên miền mà không mất quá nhiều tiền và phí duy trì hằng năm. Để duy trì tên miền quốc tế có đuôi .com, .net, .org … thì doanh nghiệp phải trả hàng năm khoảng 200.000 đồng, riêng tên miền .cc thì phí duy trì cao hơn là 570.000 đồng. Với những tên miền hai hoặc ba ký tự có đuôi .ws (website) thì phí duy trì là 11.269.000 đồng và 18.909.000 đồng cộng cho chi phí khởi tạo. Tên miền có đuôi .vn thông thường có phí khởi tạo từ 350.000 đến 450.000 đồng và phí duy trì là 480.000 - 600.000 đồng. Mức phí này cũng áp dụng cho tên miền có có đuôi .com.vn. Theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính thì phí cấp tên miền đắt nhất là 350.000 đồng và phí duy trì cao nhất là 40 triệu đồng/năm vì thế có thể xem những nhà kinh doanh tên miền là những nhà đầu cơ có khả năng hưởng được lợi nhuận rất lớn dựa trên khả năng đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và khả năng nhanh tay đăng ký các tên miền giá trị.
Ngoài ra, việc đặt giá tên miền hầu như thực hiện một cách rất chủ quan và cảm tính từ những nhà đầu tư. Ví dụ như tên miền trandinhlong.com, tên miền trùng với tên của ông chủ tập đoàn Hòa Phát, được kê giá 80.000 đô-la. Những tên miền được cho là dễ nhớ và mang tính thương mại được rao bán với giá cao hơn như: etintuc.com, nhacanban.com, thucantrecon.com, thucuongtrecon.com, thoitrangtrecon.com, vietnam24g.com, vietnamapparel.com, vietnamdomainname.com, vietnammoto.com, vietnamdomainnames.com xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên các trang web mua bán tên miền như trang bantenmien.vn hiện đang có hơn 3.700 tên miền cùng thể loại này được rao bán.
Nhưng thực tế hiện nay cho thấy những trang web kể trên ít khi nào được các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quan tâm và ngỏ ý muốn mua bán với giá cao. Và chúng thường được làm mới hay nâng cấp thông tin để quảng cáo và thu hút người dùng, gán cho những mức gia vô cùng lệch nhau như tại website tên miền raobantenmien.com thì tên miền vietnam24g.com được rao với giá lên đến 1 triệu đô-la, nhưng tên vietnam24h.com trên trang raobandomain.com chỉ được định giá ở mức 1.000 đô-la, tức thấp hơn đến 1.000 lần; trên raobantenmien.com thì tên miền vietnamtravelguides.com được rao bán 1 triệu đô-la còn ở moigioitenmien.com thì tên travelvietnam.com chỉ có giá 25.000 đô-la.
Bình luận:
0 comments:
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.