Khi truy cập Internet, bạn có cảm thấy khó chịu khi phải sử dụng một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ của mình? Hàng triệu người trên thế giới phải trải qua sự bất tiện này. Sự hạn chế được thể hiện ngay trên địa chỉ website (hay tên miền).
Khi mà nội dung website dần về sau đã được tích hợp đa ngôn ngữ thì tên miền qua hàng thập kỷ vẫn chỉ cho phép sử dụng chữ cái Latinh. Để giải quyết vấn đề này, ICANN đã nghiên cứu và đưa ra hệ thống tên miền quốc tế hóa IDN (Internationalized Domain Name)
IDN là gì?
Tên miền quốc tế hóa (IDN) là tên miền sử dụng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ Latinh thông thường (26 chữ cái từ a – z, chữ số từ 0 – 9, và dấu “-“). Tên miền này sẽ chứa các chữ cái có dấu (như tiếng Pháp, tiếng Việt) hoặc hệ thống chữ viết không chứa ký tự Latinh (như tiếng Ả Rập, Trung Quốc,…). Ví dụ: Яндекс.рф, Bücher.ch, 中文网. 在线
Hiện tại, IDN đã được phổ biến dưới 2 dạng tên miền cấp cao dùng chung (gTLDs) và tên miền cấp cao mã quốc gia (ccTLDs).
Lịch sử phát triển của IDN
Vấn đề IDN đã đeo bám ICANN dai dẳng từ nhiều năm trước và là nguyên nhân gây căng thẳng cho hàng tỷ người dùng Internet không nói thạo tiếng Anh hoặc không sử dụng bảng chữ cái Latinh. Thậm chí có không ít chuyên gia cáo buộc rằng mạng Internet thực chất chỉ ưu tiên cho mục tiêu của các nước phương Tây.
Trả lời những chỉ trích này, ICANN thường xuyên đưa ra lập luận rằng việc quốc tế hóa tên miền là một lĩnh vực vô cùng phức tạp, không thể thực hiện ngày một ngày hai. Lấy ví dụ, tất cả các cơ sở hạ tầng Internet lúc bấy giờ đều sử dụng ngôn ngữ ASCII để giao tiếp với nhau. Nếu chèn thêm các ký tự của một ngôn ngữ khác sẽ đòi hỏi phải tiến hành trên phạm vi cả hệ thống. Đấy là chưa kể nhiều ký tự còn xuất hiện cùng lúc ở nhiều ngôn ngữ khác nhau - có thể gây ra tình trạng xung đột, hỗn độn trong mạng Internet.
Tuy nhiên đứng trước lựa chọn hoặc là dạy tiếng Anh cho hơn 4,5 tỷ người không nói tiếng Anh trên toàn thế giới, hoặc là phải đa ngôn ngữ hóa Internet - bằng cách tích hợp ngôn ngữ của các nước không nói tiếng Anh vào cơ sở hạ tầng mạng hiện hành, tất nhiên ICANN buộc phải thực hiện phương án thứ 2.
Một ủy ban cố vấn tên miền tiếng nước ngoài đã được ICANN thành lập bao gồm chuyên gia của tất cả những ngôn ngữ chính ngoài tiếng Anh, cùng với các chuyên gia về công nghệ đến từ Cisco, Microsoft, IBM, VeriSign và Tucows. Ủy ban này qua nhiều năm đã phân tích các vướng mắc, đề xuất giải pháp, liệt kê danh sách các rào cản kỹ thuật mà ICANN cần phải xử lý xoay quanh vấn đề thực hiện, thử nghiệm và ứng dụng IDN trên toàn cầu.
Quá trình phát triển của IDN như sau:
IDN đã thay đổi diện mạo Internet thế nào?
Đối với những ngôn ngữ vay mượn chữ cái Latinh như Tiếng Việt thì việc triển khai IDN không gây ra nhiều thay đổi lắm, vì chúng ta có thể thay thế bằng việc gõ không dấu. Tuy nhiên đối với những quốc gia không sử dụng hệ chữ Latinh như Trung Quốc hay Nhật Bản… thì IDN quả là một cuộc các mạng, hỗ trợ rất nhiều cho sự bùng nổ thương mại điện tử. Ví dụ khi người dùng bản địa gõ từ khóa tìm kiếm bằng tiếng địa phương trên Google, nếu tên miền bắt buộc là chuỗi ký tự Latinh chuyển thể từ từ khóa thì sẽ không khớp với từ khóa tiếng bản địa mà người dùng đã gõ. Sau khi có IDN, việc này đã được giải quyết một cách xuất sắc.
Trên thế giới có gần 50% dân số không sử dụng bảng chữ cái Latinh trong ngôn ngữ. Việc triển khai IDN đã giúp Internet thực sự trở thành một cộng đồng đa sắc tộc, nơi mọi người đều được bình đẳng về văn hóa và quyền lợi.
Bình luận:
0 comments:
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.